Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

 Nội dung tin

 
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4   28-08-2017
Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra sự thay đổi rất lớn, trên phạm vi rộng và có tính chất đa dạng đến cách thức sinh sống, làm việc, và các mối quan hệ tương tác giữa con người (Klaus Schwab, 2017). Việc thấu hiểu chúng một cách toàn diện và chi tiết rất cần thiết cho mọi đối tác hữu quan trong các tổ chức trong nền kinh tế toàn cầu bất kể tổ chức đó thuộc khu vực tư nhân, nhà nước, phi chính phủ, hay tổ chức xã hội, và thậm chí từng con người.

Ông Nguyễn Hùng Phong, trình bày vấn đề thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Hội thảo KH&CN Đồng Nai: Thành tựu - Tầm nhìn nhân kỷ niệm 40 năm thành lập ngành KH&CN.

Nếu như Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã tạo ra một sự tiến bộ trong sản xuất nhờ vào việc phát minh và sử dụng động cơ hơi nước thì cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai giúp hình thành hệ thống sản xuất hàng loạt nhờ vào việc ứng dụng năng lượng điện trong sản xuất và vận hành hệ thống sản xuất. Bằng việc phát minh và ứng dụng rộng rãi công nghệ điện tử và thông tin, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba đã tạo nên hệ thống sản xuất tự động hóa và góp phân tạo nên nền tảng đển chuyển đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: một sự tích hợp xuyên ranh giới giữa không gian vật lý, kỹ thuật số, và sinh học để hình thành các hệ thống kết hợp ảo và thực (cyber-physical systems). Sự thay đổi cơ bản đem lại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã cho phép nhận định rằng nó không phải là sự nối tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, nằm ở tốc độ, phạm vi tác động, và tác động lớn đến các hệ thống như sản xuất, quản trị, và quản lý nhà nước. Khả năng kết nối hàng tỷ con người lại với nhau thông qua các thiết bị di động có năng lực xử lý tồn trữ, và tiếp cận tương tác ngày càng cao là vô hạn. Khả năng này càng được thúc rất mạnh mẽ với việc hình thành và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như trí thông minh nhân tạo, rô bốt trong sản xuất-dịch vụ, internet kết nối vạn vật (IoT), các phương tiện vận tải, in 3D, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới, tích lũy năng lượng, máy tính lượng tử (quantum computer).

Thách thức và cơ hội

Giống như các cuôc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ 4 tạo ra tiềm năng tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là người tiêu dùng khi họ có khả năng tiếp cận thế giới số vì họ có nhiều lựa chọn sử dụng các dịch vụ và sản phẩm mới làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện hơn. Thật vậy, họ có thể quyết định mua hàng từ xa với các dịch vụ như thuê cáp, đặt vé máy bay, mua mọt sản phảm hữu hình từ các cửa hàng, thanh toán điện tử, tải âm nhạc, xem phim, chơi trò chơi điện tử. Hoạt động sản xuất cũng trở nên có hiệu suất và tăng năng suất: chi phí vận tải và truyền thông ngày càng giảm, các chuỗi tiếp vận và cung ứng toàn cầu trở nên có hiệu suất hơn, chi phí mậu dịch không còn quá lớn, và tất cả những điều đó sẽ tạo nên các thị trường mới có độ mở cửa cao hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng lưới kết nối vạn vật  bằng Internet sẽ trở nên phổ biến

Bên cạnh những cơ hội tiềm năng nêu trên, nhiều thách thức cũng đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như sự bất ổn và bất công bằng trên thị trường lao lao động. Thật vậy, mức độ tự động hóa và điều khiển bằng rô-bốt thay thế cho lao động chân tay sẽ làm tăng khoảng cách của tỷ suất thu nhập từ vốn và lao động. Những lao động có tài năng trở thành yếu tố “sản xuất thiết yếu” và làm cho thị trường lao động bị phân hóa lớn giữa  hai nhóm lao động “kỹ năng thấp/thu nhập thấp” và kỹ năng cao/thu nhập cao”. Nói cách khác lợi ích lớn nhất từ cuộc cách mạng này sẽ đượcphân phối cho những người cung cấp vốn hữu hình và tri thức. Nhu cầu lao động có kỹ năng cao sẽ tăng trong khi đó nhu cầu lao động có trình độ giáo dục kém hơn và kỹ năng thấp sẽ bị giảm rất lớn. Sự không công bằng còn trầm trọng thêm bởi sự thâm nhập và phổ biến của công nghệ thông tin và truyền thông: những người có điều kiện tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối, học tập, và chia sẻ thông tin sẽ có nhiều cơ hội trên thị trường lao động hơn những người không có khả năng này.

Tác động đến hoạt động kinh doanh

Các phát minh và đổi mới diển ra với tốc độ cao và đa dạng làm cho môi trường kinh doanh đầy bất ổn và khó dự đoán và chỉ những doanh nghiệp nào phản ứng nhanh và linh hoạt thì mới có cơ hội thành công. Việc ứng dụng công nghệ mới cho phép hình thành những cách thức mới để phục vụ các nhu cầu hiện hữu và tạo sự đổi mới đột phá trong chuỗi giá trị của từng ngành. Những doanh nghiêp nào nhanh nhạy trong việc đổi mới, nhờ vào tiếp cận các nền tảng công nghệ số trong nghiên cứu, phát triển, bán hàng, và phân phối, có khả năng lật đổ và thay thế vị trí của những doanh nghiệp có doanh tiếng và truyền thống lâu đời thông qua cải tiến chất lượng, phản ứng nhanh, và linh hoạt với thị trường.

Các thay đổi trong nhu cầu, đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được thể hiện thông qua tính minh bạch, sự tham gia của người tiêu dùng ngày càng tăng, và việc xuất hiện những hành vi tiêu dùng mới dựa trên nền tảng của hệ thống tương tác và truy cập dữ liệu tre6nca1c thiết bị di động. Tất cả những điều này buộc các công ty phải điều chỉnh cách thức thiết kế, tiếp cận thị trường, và phân phối hàng hóa/dịch vụ.

Tác động đến hoạt động quản lý Nhà nước

Với sự tích hợp giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật số, và sinh học diễn ra liên tục, các công nghệ và hệ thống nền tảng mới hình thành nhanh chóng làm cho mọi công dân sẽ gắn kết với chính phủ thông qua việc đưa ra những ý kiến, đồng phối hợp các nỗ lực để thực hiện các hoạt động chung, và thậm chí tìm cách né trách sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, chính phủ cũng nắm được các công cụ công nghệ mới đầy sức mạnh để gia tăng kiểm soát công dân dựa trên các hệ thống giám sát và khả năng kiểm soát cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Vì vậy xét trên quan điểm tổng thể, các cơ quan quản lý Nhà nước bị áp lực ngày càng tăng trong việc thay đôi các cách tiếp cận hiện tại đối với hoạt động gắn kết với công chúng và ra quyết định khi nhu cầu phân quyền ngày càng cao tương ứng với các ứng dụng công nghệ mới.

Tác động đến con người

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm thay đổi không chỉ những gì con người làm mà còn đến bản thân hành vi từng người. Nó tác động đến sự nhận dạng của từng con người và những vấn đề có liên quan ví dụ như cảm nhận về quyền riêng tư, khái niệm về sở hữu, phương thức tiêu dùng, thời gian dùng cho công việc và giải trí, các thức phát triển nghề nghiệp, trao dồi kỹ năng, giao tiếp, và nuôi dưỡng các mối quan hệ, cách sống của con người.

Tác động đến hoạt động đào tạo

Diễn đàn kinh tế toàn cầu (WEF, 2017) đã nhận định về đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là “sự tăng tốc của những thay đổi có tính đột phá  trong công nghệ, kinh tế, xã hội, và nhân khẩu học đã có tác động chuyển đổi các ngành, mô hình kinh doanh, các kỹ năng cần thiết của người lao động, và rút ngắn đời sống của các kỹ năng hiện hữu của họ trong quá trình diễn tiến của cuộc cách mạng này”. Trong bối cảnh như vậy, các trường đại học phải đương đầu với những đòi hỏi mới chưa từng có trong quá khứ nhằm hình thành những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp sinh viên trở nên có hiệu quả hơn trong công việc.

Để đương đầu với các thách thức đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lãnh đạo các doanh nghiệp đòi hỏi những sinh viên ra trường phải có những kiến thức tương thích với những gì thị trường lao động đòi hỏi, sẵn sàng thực hiện một sự chuyển đổi nhanh từ môi trường học tập sang môi trường công việc mang tính đa dạng hóa về văn hóa và địa lý. Cách tiếp cận truyền thống trong các trường đại học nhấn mạnh đến việc rèn luyện chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực cụ thể, phát triển các kỹ năng phân tích, và hình thành khả năng học tập giờ đây đã không đủ so với yêu cầu nữa. Phát triển khả năng lãnh đạo và sức bật, nuôi dưỡng sáng tạo và thich ứng, và đảm bảo có được các kinh nghiệm thực hành trên phạm vi nội địa cũng như toàn cầu là những yếu tố thiết yếu tạo sự thành công của giáo dục đại học.

Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, giáo dục đại học cần chú trọng triển khai các giải pháp như: (i) sử dụng hỗ trợ của các thiết bị không dây trong giảng dạy-học tập-huấn luyện; (ii) triển khai khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC: Massive open online courses); (iii) nuôi dưỡng các tài năng sáng tạo; và (iv) Thực hiện phương pháp học tập kết hợp giữa trực tuyến và giao tiếp trực tiếp

Tác động đến hoạt động nghiên cứu

Một trong những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 chính là tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ trên diện rộng tạo nên những đổi mới đột phá về sản phẩm, công nghệ, phương thức và mô hình kinh doanh. Chính điều này đòi hỏi những thay đổi trong cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển (R&D) để đáp ứng những thách thức mới. các xu hướng phổ biến trong nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay bao gồm: (i) đổi mới mở: thực hiện tìm kiếm các nguồn ý tưởng từ cả bên trong và bên ngoài tổ chức; thực hiện tạo nguồn ý tưởng từ đám đông; (ii) Thực hiện các đổi mới mang tính đột phá nhằm tạo ra thị trường mới trên cơ sở sự thay đổi toàn diện về công nghệ, sản phẩm, phương thức kinh doanh; (iii) các hoạt động nghiên cứu và phát triển phải định hướng vào việc phát hiện và ứng dụng công nghệ mới; (iv) Hoạt động nghiên cứu phải định hướng về thị trường và khả năng thương mại hóa

Nguyễn Hùng Phong
Giám đốc Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp (CED)
Đại học Kinh tế TP.HCM
 
Tài liệu tham khảo
1.Bo Xing and Tshilidzi Marwala (2016), Implications of the Fourth Industrial Age on Higher Education.
2. World Economic Forum (2016), The Future of Jobs: Employment, Skills and workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution

 
 
 
 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.